Vì sao miền Trung thân yêu luôn bị gồng mình hứng chịu bão

859

Những hình ảnh Miền Trung cố gắng gồng mình chống chọi mỗi khi bão đến; chắc chắn là hình ảnh không còn xa lạ gì đối với mọi người dân trên khắp đất nước Việt Nam nữa rồi. Vì thế, khi những cơn bão ập đến như vậy, anh em miền Bắc và cả miền Nam; đều một lòng hướng về Miền Trung yêu dấu, cầu chúc cho mọi người đều bình an và tai qua nạn khỏi vượt qua cơn bão đáng ghét.

Vẫn vậy, hàng năm từng cơn, từng cơn bão một lại thay nhau tiến vào Miền Trung. Để rồi từng năm, từng năm một.. mỗi lần bão đi qua là lại một lần tan hoang cửa nhà. Mọi người lại phải bắt đầu từ đầu với bàn tay trắng.

Những hình ảnh người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và cả những người đàn ông lam lũ; phải leo lên trần nhà, cố gắng sống sót qua ngày với một chút ít lương thực ít ỏi; dưới chân là con nước mênh mông dập dìu và hầu hất tất cả tài sản như là xe, nhà cửa đều biển nước nuốt chừng. Những hình ảnh khiến cho mọi người xúc động đến nghẹn lòng.

Thực tế là như vậy, nhưng có lúc nào bạn thắc mắc rằng tại sao Miền Trung của Việt Nam lại là nơi tập trung bão đi vào nhiều nhất, hay nói cách khác miền Trung là nơi hút bão nhất ở Việt Nam không?

Bão là gì?

Bão
Bão

Hiểu một cách đơn giản thì bão là một hiện tượng không khí xoáy tròn theo hình xoắn ốc và có độ bao phủ lớn từ vài trăm đến hàng ngàn km và có tốc độ gió rất mạnh. Người ta chia bão làm 3 loại, tùy thuộc vào tốc độ gió:

– Loại 1 là Áp thấp nhiệt đới, nó có tốc độ gió dưới 63km/h, hay trên các dự báo thời tiết còn gọi là gió cấp 8.

– Loại 2 là Bão nhiệt đới, loại này có sức gió khoảng 63-118 km/h, hay còn gọi là sức gió cấp 12.
Nếu sức gió rơi vào khoảng 118-213 Km/h thì được gọi là Bão to hay là Cuồng phong.

– Loại 3, loại cuối cùng là Siêu bão, loại này có sức gió từ 213 km/h trở lên.

Đối với loại 3 này, Việt Nam đã phải hứng chịu một siêu bão mạnh nhất thế giới có tên là Haiyan hay là Hải Yến vào năm 2013. Khi đó tốc độ gió của siêu bão này đo được đã đạt mốc lớn nhất lịch sử là 315 km/h.

Bão được hình thành như thế nào?

Đầu tiên là tại nơi hình thành bão, độ ấm của nước phải ít nhất là 26,5 độ C.

Tiếp theo là độ dày (độ sâu) của lớp nước đó phải trên 50m. Lúc này, khi nước biển đang ấm thì nó sẽ bốc hơi lên và mang theo độ ẩm. Thông thường cột hơi nước này sẽ cao khoảng từ 10 đến 15 km.

Theo lý thuyết, những hơi nước này sẽ bay lên theo phương thẳng đứng; nhưng thực tế thì lại khác. Do trái đất nghiêng và tự quay quanh trục của nó nên sẽ hình thành một lực, gọi là lực Coriolis khiến cho các cột hơi nước này sẽ bay lên và di chuyển theo hình xoắn ốc.

Và còn một điều thú vị nữa là ở 2 cực thì lực Coriolis sẽ mạnh nhất, và sẽ yếu dần khi tiến lại gần xích đạo.

Vì thế mà người ta đã khám phá ra một điều rằng từ vĩ độ 5 trở về xích đạo sẽ không có bão; do lực Coriolis quá yếu. Mà nó thường được hình thành ở nơi từ vĩ độ 5-20 ở 2 nửa bán cầu

Tóm lại, bão được hình thành do nước biển nóng lên; điều đó dẫn đến việc hơn nước bốc hơi, kết hợp với việc trái đất xoay tròn và nghiêng nên dẫn đến các luồng hơi nước xoắn ốc và tạo nên bão.

Khi lượng nước bốc hơi càng mạnh thì năng lượng của cơn bão càng nhiều; dẫn đến sức tàn phá của nó cũng lớn theo.

Tại sao bão lại thường đi vào Miền Trung?

Như mình đã nói ở trên thì chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được một phần; rằng là tại sao bão lại đi vào Miền Trung rồi nhỉ. Nhưng cụ thể và rõ ràng hơn thì có 3 nguyên nhân chính như sau:

Do lực Coriolis

Một lần nữa chúng ta lại phải nói về lực Coriolis, theo nguyên lý của lực này; thì nếu cơn bão hình thành ở phía Bắc thì nó sẽ đi về bên phải, còn nếu hình thành ở phía Nam thì nó sẽ đi về bên trái.

Việt Nam của chúng ta lại nằm ở bán cầu Bắc và ở bên phải Biển Đông. Vì thế mà khi bão hình thành, nó sẽ luôn đi theo hướng vào Việt Nam.

Do vị trí địa lý

Bão thường hình thành ở vĩ độ 5-20o ở 2 nửa bán cầu; nhưng Miền Trung có vị trí địa lý từ Lâm Đồng đến Thanh Hóa nằm ở vĩ độ 10-20o Bắc.

Do hiệu ứng Phơn (gió Lào)

Gió Lào
Gió Lào

Người ta thường nói Miền Trung đầy nắng và gió – quả là đúng không sai một tý nào. Nếu bạn nào sinh và ra lớn lên ở mảnh đất này thì chắc hẳn sẽ rõ.

Lúc nắng thì nắng nứt đất, cạn nước, còn lúc mưa thì mưa thối đất thối cát. Còn tại sao hiệu ứng Phơn lại gây ra bão ở Miền Trung thì bạn có thể hiểu như sau:

Bão hay gió nói chung đều có xu hướng thổi, di chuyển từ nơi có áp suất cao về nơi có áp suất thấp.

Nguồn: blogchiasekienthuc.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *