“Cẩm nang” về root máy Android
Người tiêu dùng smartphone chạy hệ điều hành Android ít nhiều có nghe đến khái niệm root máy. Vậy bạn đã khái niệm được Root là gì chưa? Tại sao bạn nên root chiếc smartphone Android và trong những trường hợp nào? Hay những lợi ích và rủi ro mà người dùng có thể gặp phải? Hàng nghìn câu hỏi đặt ra và vẫn chưa có câu trả lời. Trong bài viết này, IFU sẽ giải đáp một số vấn đề cơ bản về root điện thoại Android.
Root là gì và vì sao cần root máy?
Nhiều người dùng sử dụng smartphone một cách đơn thuần; nhà sản xuất cung cấp gì thì dùng thế. Nhưng cũng có nhiều người luôn muốn khám phá tận cùng công nghệ; thích mày mò “vọc” đến cùng chiếc smartphone của họ. Thông thường những người vọc smartphone luôn có nhu cầu tìm hiểu sâu vào hệ điều hành; họ muốn vượt qua những hạn chế của nhà sản xuất cài đặt sẵn và hoàn toàn làm chủ thiết bị.
Nếu bạn muốn thực sự làm chủ thiết bị Android như cài đặt một bản ROM đã được tùy biến (custom ROM); điều chỉnh xung nhịp và điện thế cho CPU (Overclocking – chỉnh xung nhịp và Undervoltage – chỉnh điện thế) nhằm tăng tốc độ xử lý hoặc tiết kiệm pin; bổ sung các tính năng mà mặc định trong máy không hỗ trợ (ví dụ cài thêm Beats Audio, xLoud…); hoặc gỡ bỏ hoàn toàn những ứng dụng được nhà sản xuất cài đặt sẵn trên smartphone Android mà bạn chẳng bao giờ dùng tới (bloatware) để tiết kiệm bộ nhớ và cải thiện tốc độ, khi đó bạn sẽ cần phải root máy.
Root như thế nào?
Như đã nói ở trên; root chính là chìa khóa giúp bạn gỡ bỏ hoàn toàn những hạn chế của nhà sản xuất smartphone áp dụng trên thiết bị nhằm tránh việc người dùng can thiệp quá sâu vào hệ thống. Chính vì những hạn chế này do nhà sản xuất thiết lập; nên cách root máy cũng sẽ không bao giờ được nhà sản xuất tiết lộ. Những phương pháp root smartphone Android hiện nay đều do những nhà phát triển phần mềm di động (developer) nghiên cứu; và giới thiệu trên các diễn đàn chuyên về phát triển phần mềm; dành cho các lập trình viên. Dĩ nhiên là sẽ kèm theo những hướng dẫn chi tiết của mỗi phương pháp; để người dùng cuối có thể thực hiện được.
Một trong những cách root smartphone đơn giản nhất hiện nay là sử dụng một công cụ (tool) root máy tự động mang tên Unlock Root. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng không phải tất cả smartphone Android trên thị trường đều được tool này hỗ trợ mà chỉ có một số smartphone được hỗ trợ (xem danh sách máy hỗ trợ trên website này). Nếu máy của bạn nằm trong danh sách các smartphone được hỗ trợ, bạn hãy làm như sau:
Root máy Android ó rủi ro gì và khi nào bạn nên root máy?
Như đã nói ở phần trên, nhà sản xuất không bao giờ hướng dẫn hoặc cung cấp cho người dùng các công cụ dùng để root máy, những công cụ root máy và các hướng dẫn root đều do các lập trình viên nghiên cứu, phát triển nên điều đó cũng có nghĩa là root máy cũng sẽ có những rủi ro nhất định.
Một trong những rủi ro lớn nhất mà người dùng gặp phải khi root máy đó là mất bảo hành từ nhà sản xuất; vì root chính là tự ý can thiệp vào hệ điều hành được cài đặt sẵn và có thể dẫn tới máy chạy không ổn định hay phát sinh các lỗi ngoài ý muốn. Tuy nhiên; song song với việc tìm ra cách root; các lập trình viên cũng tìm được cách thức gỡ root (unroot) để đưa máy trở về tình trạng như ban đầu; giúp bạn dễ dàng mang máy đi bảo hành. Hoặc vì lý do nào đó bạn không cần tới root nữa; nên bạn cũng đừng quá lo lắng.
Mời bạn tham gia IFU để thảo luận và cập nhật tin tức công nghệ; sản phẩm.
Nguồn: techz.vn