Thay đổi máy chủ DNS giúp tăng tốc kết nối Internet
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất kết nối, chẳng hạn như tốc độ máy chủ, loại kết nối mạng (không dây hoặc có dây), router, thiết bị đường truyền và băng thông mạng cũng như là độ trễ,… Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tăng tốc độ thiết lập kết nối Internet bằng cách thay đổi máy chủ DNS.
Hầu hết người dùng thường nghĩ rằng băng thông của kết nối Internet của họ quyết định hiệu suất tổng thể của kết nối. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Nhiều yếu tố đóng vai trò quyết định hiệu suất tổng thể, chẳng hạn như tốc độ của máy chủ mà người dùng muốn kết nối, loại kết nối mạng (không dây hoặc có dây), router và băng thông mạng, v.v. Một trong những yếu tố kém thú vị nhất là máy chủ DNS của người dùng (Domain Name System).
Máy chủ DNS
Khi nhập địa chỉ web của trình duyệt, hệ thống sẽ gửi yêu cầu tra cứu đến máy chủ DNS để tìm địa chỉ IP của máy chủ lưu trữ website với tên miền. Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn sử dụng các ứng dụng Internet, ứng dụng email hoặc các chương trình khác để truy cập tài nguyên Internet. Về cơ bản, Domain Name System là hệ thống nhận dạng tên cho các thiết bị kết nối Internet, hệ thống này chuyển đổi các tên miền dễ nhớ thành địa chỉ IP thuần túy chỉ chứa các con số.
Các máy chủ DNS về cơ bản đóng vai trò trung gian để liên kết hệ thống của bạn với tất cả tài nguyên ở đâu đó trên mạng Internet. Thông thường, ISP của bạn sẽ cung cấp máy chủ DNS và gán chúng thông qua DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol). Khi họ thực hiện tốt công việc này, bạn sẽ không thấy hiện tượng giữ chậm trong quá trình duyệt hoặc sử dụng các tài nguyên trực tuyến. Chính vì lý do này mà việc tìm cho được các máy chủ DNS tốc độ xử lý nhanh là một vấn đề rất quan trọng.
Vai trò của việc thay đổi cài đặt DNS
Giải quyết câu hỏi về địa lý
Cơ sở hạ tầng hỗ trợ Internet là một loạt các loại cáp đồng hoặc cáp quang; kết nối các máy chủ trên toàn thế giới. Dữ liệu được truyền qua các cáp này dưới dạng sóng điện từ; với tốc độ nhanh ngang bằng tốc độ ánh sáng. Mặc dù chúng ta không thể làm bất cứ điều gì để tăng tốc độ đó; nhưng chúng ta có thể giảm khoảng cách mà những sóng này phải di chuyển. Nếu máy chủ DNS nằm cách xa bạn thì tốc độ duyệt web của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Địa lý
Tuy nhiên, trên thực tế, tốc độ Internet phức tạp hơn nhiều so với việc tính toán khoảng cách đơn giản mà bạn thường tưởng tượng. Google Public DNS là một trong những lựa chọn thay thế máy chủ DNS phổ biến nhất và sử dụng hai địa chỉ IP (8.8.8.8 và 8.8.4.4). Chúng được gọi là địa chỉ anycast; với nhiều máy chủ trên toàn thế giới nhằm đáp ứng các yêu cầu từ các địa chỉ này. Các máy chủ đáp ứng các yêu cầu thay đổi trong ngày tùy thuộc vào điều kiện mạng và lưu lượng truy cập. Mặc dù phải phản hồi các truy vấn từ rất nhiều máy chủ trên khắp thế giới; Google Public DNS vẫn luôn được xếp hạng là một trong những máy chủ DNS nhanh nhất.
Google Public DNS
Google Public DNS đã đạt được điều này bằng cách làm việc với các Content Delivery Network (CDN) – Mạng phân phối nội dung; để đính kèm dữ liệu vị trí vào các yêu cầu DNS. Trong hầu hết các trường hợp; nếu bạn sử dụng máy chủ DNS của Canada; thì CDN sẽ cho rằng bạn đang ở Canada. Điều này có tác động đến tốc độ load và nội dung bạn thấy sẽ được tối ưu hóa cho người dùng ở Canada. Hiện nay, Google, cùng với OpenDNS; sẽ đính kèm địa chỉ IP của bạn vào các yêu cầu DNS. Điều này có nghĩa là dữ liệu được load từ máy chủ cục bộ cho bạn; giúp cải thiện tốc độ Internet tổng thể của bạn.
Tối ưu hóa đường truyền DNS
Khi lập kế hoạch di chuyển với Google Maps; bạn sẽ thấy một số tùy chọn khác nhau. Một số tuyến đường sẽ mất ít thời gian hơn; ngay cả khi chúng có khoảng cách lớn hơn. Điều này có thể do một số yếu tố như giao thông; phương tiện và tốc độ trung bình. Khi chọn máy chủ DNS để tăng tốc độ Internet của bạn; bạn sẽ phải đối mặt với một loạt các yếu tố tương tự. Việc chọn đường dẫn thuận lợi nhất được gọi là tối ưu hóa đường truyền.
Tối ưu hóa đường truyền
Một số máy chủ DNS; giống như các máy chủ được cung cấp bởi ISP; sẽ có lưu lượng truy cập lớn; đặc biệt trong thời gian cao điểm. Một số máy chủ có thể đã lỗi thời hoặc không còn hiệu quả trong việc định tuyến dữ liệu của bạn. Kết nối giữa máy chủ DNS và máy của bạn chỉ là một phần của giải pháp cho vấn đề này vì trang web bạn muốn truy cập có thể yêu cầu dữ liệu từ các trang web khác như quảng cáo hoặc video.
Tương tác giữa máy chủ DNS và các kết nối
Sự tương tác phức tạp giữa các máy chủ và các kết nối giúp tối ưu hóa đường truyền là biện pháp không thể thiếu nếu muốn cải thiện tốc độ Internet. Máy chủ DNS của ISP có thể được đặt rất gần bạn. Tuy nhiên; điều đó không có nghĩa sẽ mang lại cho bạn hiệu suất tốt nhất. Đây là lúc mà một công cụ như Namebench của Google phát huy tác dụng. Namebench phân tích kết nối của bạn và đề xuất các máy chủ DNS tốt nhất được thiết kế riêng cho bạn.
Nhu cầu về tốc độ DNS
Dưới sự quản lý của Dave Brailsford; đội đua xe đạp Olympic Anh đã trở thành một trong những tay đua thành công nhất mọi thời đại. Họ cuối cùng đã giành được bảy trong mười huy chương vàng tại Thế vận hội 2008 và 2012. Bí quyết thành công của họ là sự cam kết của Brailsford về nguyên tắc lợi nhuận biên. Đây là nguyên tắc mà nhiều cải tiến nhỏ mang lại sự cải thiện đáng kể về tổng thể.
Mặc dù không có phương pháp nào làm tăng thêm tốc độ Internet; nhưng chúng ta có thể thực hiện nhiều chỉnh sửa và cải tiến nhỏ. Những cải tiến này kết hợp với nhau để tăng tốc độ Internet tổng thể và các máy chủ DNS đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. Thay đổi máy chủ DNS của bạn cũng không phải chỉ có một mục đích duy nhất.
Tìm máy chủ DNS nhanh nhất
Tiện ích mã nguồn mở DNS benchmark được sử dụng cho các máy tính Mac OS X, Windows và UNIX. Với các hệ thống Windows; công cụ DNS Benchmark của GRC cung cấp nhiều kết quả chi tiết và toàn diện hơn.
Các máy chủ DNS được cung cấp bởi nhiều ISP theo mặc định không phải lúc nào cũng có hiệu suất tốt nhất hoặc tin cậy nhất; trong khi đó nhiều tùy chọn DNS công cộng khác lại đáp ứng được điều này. Việc tìm ra máy chủ DNS nhanh nhất cho một kết nối nào đó là một khó khăn đối với hầu hết người dùng; do đó chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách tìm ra máy chủ DNS nhanh nhất trong vùng và cách cấu hình hệ thống để sử dụng chúng.
DNS Benchmark
DNS Benchmark của GRC sẽ đánh giá hiệu suất và sự ổn định của hàng nghìn máy chủ DNS.
Bắt đầu bằng cách download hai tiện ích để xác định máy chủ DNS nhanh nhất trong vùng của bạn: tiện ích DNS benchmark mã nguồn mở Namebench và DNS Benchmark của GRC.
DNS Benchmark của GRC cũng tương tự như vậy. Download và kích đúp vào file thực thi để chạy tiện ích. Khi giao diện DNS Benchmark xuất hiện; kích tab Nameservers; sau đó là nút Add/Remove. Cửa sổ Edit DNS Server IPs sẽ mở ra. Ở bên dưới cửa sổ này; kích tùy chọn Build Nameserver Custom List.
Trong cả hai benchmark; các máy chủ DNS với thời gian đáp trả nhanh nhất sẽ cung cấp hiệu suất tốt nhất. Ghi lại các địa chỉ IP trên cùng để bạn có thể sử dụng chúng về sau này trong việc cấu hình hệ thống.
Cấu hình máy tính
Việc cấu hình máy chủ DSN ưa thích bên trong Windows liên quan đến việc thay đổi các địa chỉ IP cần thiết trong các trường thích hợp của cửa sổ TCP/IPv4 Properties.
Router
Để tất cả hệ thống kết nối Internet thông qua router băng thông rộng sử dụng cùng một máy chủ DNS; hãy nhập vào địa chỉ IP của chúng trong thiết lập máy chủ địa chỉ mạng của router.
Việc cấu hình Windows là một cách để bảo đảm rằng hệ thống nào đó đang sử dụng các máy chủ DNS nhanh nhất hiện có. Để sắp xếp cho tất cả hệ thống được cấu hình thông qua kết nối băng thông rộng – không quan tâm đến hệ điều hành của chúng – sử dụng cùng các máy chủ DNS đó; bạn cần thay đổi các thiết lập trong router của mình.
Các bước thiết lập đối với router để sử dụng các máy chủ DNS ưa thích khá khác nhau đối với các router khác nhau; tuy nhiên quá trình cơ bản tương đối giống nhau. Cách tốt nhất là bạn cần xem hướng dẫn sử dụng của router; dưới đây chúng tôi có đưa ra một vài bước cơ bản mang tính tham chiếu.
Sau khi nhập vào địa chỉ IP đúng; đăng nhập vào router bằng các chứng chỉ thích hợp. Nếu không biết chúng; bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng của router. Khi đã đăng nhập; kích Basic Setup hoặc Network Setup; lúc này bạn sẽ thấy phần mang tên ‘Network Address Server Settings (DHCP)’.
Nguồn: quantrimang.com