Những tác động cực đoan của biến đổi khí hậu tới môi trường

821
Những năm gần đây, cụm từ biến đổi khí hậu đều được các nhà khoa học, chính quyền, và cả người dân hết mực quan tâm. Nó không chỉ gây những tác động xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người ở hiện tại; mà nó còn đe dọa tiêu hủy môi trường sống trong tương lại của mọi sinh vật trên Trái Đất. 

Biến đổi khí hậu là những sự thay đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học; có thể gây ra những tác động có hại đáng kể đến thành phần; cũng như khả năng phục hồi hoặc duy trì sinh sản của tất cả hệ sinh thái tự nhiên; và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự quản lý của chính quyền; hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các hệ thống bộ máy kinh tế – xã hội; và ảnh hưởng đến sức khỏe và phúc lợi của con người.

Biến đổi khí hậu làm thay đổi các hiện tượng thời tiết; chúng chuyển biến theo chiều hướng xấu và khắc nghiệt hơn trước. Các châu lục trên toàn thế giới đang phải gồng mình chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan này.

Nhiều đảo đang “bành trướng”

Nhiều đảo đang mở rộng diện tích khi nước biển dâng
Nhiều đảo đang mở rộng diện tích khi nước biển dâng

Trong thập niên qua, các nhà khoa học lại nhận thấy hiện tượng gây băn khoăn; là nhiều đảo “bành trướng” về diện tích trước hiện tượng nước biển dâng.

Một nghiên cứu được công bố đầu tháng 12 theo dõi quá trình thay đổi của đảo Jeh thuộc quần đảo Marshall cho thấy; diện tích đảo Jeh đã tăng 13% kể từ năm 1943 tới nay; bắt nguồn từ trầm tích bồi đắp từ những rạn san hô đang tồn tại.

Hai nhà khoa học Ford Kench và Paul Kench tại Đại học Simon Fraser (Canada) đã tính niên đại carbon của trầm tích trên đảo Jeh; và phát hiện ra nhiều mảng xuất hiện sau năm 1950. Điều này cho thấy việc mở rộng diện tích đảo Jeh là tương đối mới.

Ông Ford đánh giá: “Những thứ hình thành nên diện tích này khá mới; do vậy chúng đến từ các rạn san hô quanh đảo. Đó hoàn toàn là xác của rạn san hô và sinh vật sống trên chúng”. Rạn san hô khỏe mạnh thường sản sinh trầm tích, đây là thành phần cấu tạo nên đảo san hô.

Mực nước biển dâng cao

Các đảo san hô phải đối mặt với nhiều rủi ro từ mực nước biển dâng
Các đảo san hô phải đối mặt với nhiều rủi ro từ mực nước biển dâng

Cùng thời điểm này, mực nước biển trên toàn cầu tại tăng. Dữ liệu vệ tinh cho thấy mực nước biển bao quanh quần đảo Marshall đã tăng 7 millimet mỗi năm kể từ 1993. Mức này còn cao hơn mức trung bình toàn cầu là 2,8 đến 3,6 millimet/năm.

Kênh CNN (Mỹ) cho biết đảo san hô thường chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 2 mét nhưng theo các nhà khoa học đến cuối thế kỷ; mực nước biển sẽ dâng cao hơn mức này. Một nghiên cứu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ năm 2018 cho thấy đến giữa thế kỷ này; nhiều đảo san hô thấp sẽ không thể trở thành nơi cư trú.

Nhưng nhiều nghiên cứu trong thập niên qua cho kết quả một số đảo san hô trên thực tế đã tăng diện tích. Nghiên cứu năm 2018 với 30 đảo san hô tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho kết quả; không có nơi nào bị hao hụt diện tích.

Tuy nhiên, diễn biến này không đồng nghĩa với mức nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu thuyên giảm.

Trong tháng 9, các nhà khoa học tại Đại học Hawai’i (Mỹ) cho biết các đảo san hô đang phải đối mặt với nhiều rủi ro từ mực nước biển dâng.

Các nhà khoa học cũng không thể chắc chắn được liệu các rạn san hô có tiếp tục sản sinh trầm tích vượt mức tăng của mực nước biển. Những nhà nghiên cứu tại Đại học Hawai’i ước tính các đảo san hô sẽ chịu tác động khác biệt; dựa trên mức độ dâng lên của chúng.

Nguồn: khoahoc.tv

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *