Mùa hè đang là dưỡi hái tử thần cho nhân loại qua các cuộc nghiên cứu

819

Hàng triệu người trên toàn thế giới đang phải đối mặt trực diện với nguy cơ sốc nhiệt vào mùa hè; một tình trạng có thể khiến các hoạt động trong cơ thể ngừng hoạt động ngay lập tức. Hầu hết những nạn nhân này đang sinh sống tại các nước đang phát triển; hay đang làm những công việc phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá nhiều.

Thậm chí ngay cả những công nhân làm việc trong nhà máy; hay các y tá bệnh viện cũng có khả năng bị sốc nhiệt; nguyên nhân là do nhiệt độ môi trường ngày một tăng cao, đặc biệt là trong mùa hè. Với sự nóng lên đột ngột của Trái đất, chẳng còn mấy nữa mà mùa hè sẽ trở nên quá nóng; cái nóng như thiêu đốt; hay loài người gặp phải những nguy hiểm đang rình rập chỉ chờ cơ hội xuất hiện bất ngờ.

Thêm vào đó, những bộ đồ bảo hộ cho các nhân viên y tế còn tồi tệ hơn; chúng không hề thông thoáng khí với lý do tránh lây nhiễm; và những ca trực 8 tiếng của các y bác sĩ sẽ trở nên vô cùng gian nan trong những ngày hè nóng nực.

Cái chết từ sốc nhiệt

Sốc nhiệt
Sốc nhiệt

Thông thường việc sống trong môi trường có nhiệt độ quá cao liên tục sẽ khiến cho cơ thể con người bị mất khả năng điều tiết; qua đó khiến cơ thể liên tục nóng lên đến mức độ làm suy giảm các chứng năng cơ quan.

Tình trạng này cũng có thể diễn ra khi cơ chế thoát nhiệt bằng mồ hôi trên da không thể tiến hành do không khí quá ẩm; khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và khó điều tiết.

Theo bác sĩ Rebecca Lucas, việc sốc nhiệt hay mất khả năng điều tiết thân nhiệt có thể gây nên nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng; ví dụ như ngất xỉu, mất phương hướng, chuột rút hay thận và ruột ngừng hoạt động.

Từ lâu các nhà khoa học đã phát triển hệ thống WBGT đo lường; không chỉ nhiệt độ mà còn độ ẩm cùng nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến cơ thể con người.

Mùa hè là nguyên nhân chính

Trớ trêu thay, đây lại là mức độ mà Giáo sư Vidhya Venugopal thường xuyên đo được tại bệnh viện Chennai-Ấn Độ. Thậm chí có những lúc chỉ số này lên đến 33 độ C dù các bác sĩ đứng ngay dưới quạt. Thông thường với mức nhiệt 41,7 độ C tại Ấn Độ vào mùa hè, việc sốc nhiệt là điều thường xảy ra.

Theo Giáo sư Venugopal, tình trạng nóng kéo dài có thể khiến mọi người mất nước; gặp các vấn đề về tim mạch, sỏi thận hay đơn giản là kiệt sức.

Điều nguy hiểm hiện nay là tình trạng sốc nhiệt đang ngày một tăng trên toàn cầu.

Giai đoạn 2009-2019 là thập niên nóng kỷ lục.

Giáo sư Richard Betts của tổ chức Met Office tại Anh đã thực hiện một mô hình trên máy tính; qua đó cho thấy số ngày mà chỉ số WGBT vượt 32 độ C trên trái đất đang ngày một nhiều hơn do thay đổi khí hậu.

Hãng tin BBC cho biết tính đến năm 2100, khoảng 1,2 tỷ người trên trái đất sẽ bị sốc nhiệt; cao gấp 4 lần so với hiện nay.

Đối phó với sốc nhiệt

Uống nhiều nước để tránh sốc nhiệt vào mùa hè
Uống nhiều nước để tránh sốc nhiệt vào mùa hè

Trên thực tế để đối phó với sốc nhiệt vô cùng đơn giản. Mọi người chỉ cần tránh nóng, nghỉ ngơi, uống nhiều nước… Tuy nhiên bác sĩ Lee tại Singapore cho rằng điều này nói dễ hơn làm. Với những người bận rộn như bác sĩ Lee, việc có thời gian nghỉ ngơi đã là một điều xa xỉ. Thậm chí nhiều nhân viên y tế còn không muốn uống nước để hạn chế thời gian đi vệ sinh; bởi mỗi lần phải thay đồ bảo hộ lại tốn quá nhiều thời gian cũng như phiền phức.

“Sự thay đổi khí hậu là thách thức rất lớn cho nhân loại và chúng ta cần hợp tác giữa các nước để chuẩn bị cho những điều tồi tệ sắp đến. Nếu không thì cái giá phải trả sẽ rất lớn”, bác sĩ Lee nói.

Nguồn: khoahoc.tv

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *