Kinh nghiệm quay vô lăng nhanh khi vào khúc cua

1,751

Khi điều khiển xe ô tô chúng ta cần nắm vững những kỹ năng cần thiết để xử lý kịp các tình huống. Trong các khúc cua hoặc ngã rẽ chúng ta cần biết quay vô lăng sao cho nhanh nhưng vẫn phải đúng cách và an toàn. Chúng ta thường mắc lỗi trong suy nghĩ đó là nghĩ việc cầm vô lăng là đơn giản, là dễ.

Tuy nhiên, khi cầm vô lăng các bác tài thường không để ý các cách cầm cũng vị trí cầm vô lăng. Đây là điều rất ít khi được chú ý; tuy nhiên ngược lại nếu không để ý lâu ngày sẽ tạo ra các thói quen rất khó sửa. Điều này dẫn đến việc khi di chuyển trên các hành trình dài sẽ làm tay chúng ta bị mỏi thậm chí khi có tình huống xấu bất ngờ chúng ta sẽ không thể kịp thời xử lý nhanh được. Điều này không chỉ gây hại cho bản thân mà còn gây hỏng hóc cho xe và làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Dưới đây là một số những kinh nghiệm khi quay vô lăng ô tô khi tham gia vào các đoan đường cua khó.

quay vô lăng

Cách cầm vô lăng đúng cách

Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô; người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật.
Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10) giờ; tay phải nắm vào vị trí từ (2-4) giờ; 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái; ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái

Kỹ thuật quay vô lăng nhanh khi vào cua hay các tình huống khẩn cấp

Để có thể  thực hiện tốt kỹ thuật quay vô-lăng nhanh mọi người cần luyện tập nhiều mới quen và áp dụng nhanh khi gặp

Quay vô-lăng một tay, cả hai tay kế tiếp nhau; một-hai hoặc hai-một. Trong tất cả các trường hợp trên; để đảm bảo quay vô-lăng trên 180o với tốc độ nhanh; cần áp dụng kỹ thuật bắt vô-lăng chéo tay; dù kỹ thuật này có vẻ như trái ngược với hình dung về lái xe của nhiều người. Nhưng trên thực tế bắt chéo tay là yếu tố quan trọng trong việc quay vô-lăng nhanh; giảm thời gian thao tác.

Như vậy, thời điểm quay vô-lăng đầu tiên được thực hiện bằng hai tay từ vị trí “9-3” hoặc “10-2” (Tương tự chỉ số trên mặt đồng hồ) đến thời điểm khi tay trái đến gần con số 11; còn tay phải đến con số 5. Tiếp theo; tay phải nhanh chóng chuyển đến nắm vị trí con số 12.

Một số điểm quan trọng cần chú ý

Một điểm quan trọng là việc chuyển tay nắm vô-lăng ở điểm cao nhất không được thực hiện quá mạnh; như đập vào vô-lăng. Điều này; chỉ có thể được chấp nhận; trong trường hợp cổ tay phải vào thời điểm chuyển nắm và chuyển động theo cung tròn với vận tốc chuyển động tay từ vị trí “5” đến vị trí “12”; đồng thời hướng tay theo chiều chuyển động của vô-lăng. Thao tác này kết thúc tại vị trí khoảng giữa “1” và “2”. Ta phải tập trung toàn lực; còn tay trái bắt đầu bắt chéo: di chuyển nhanh lên trên từ vị trí “5” đến vị trí “12” và nhẹ nhàng nắm vô-lăng.Tất cả quá trình quay vô lăng diễn ra trong khoảng từ “1” đến “5”. Việc quay vô-lăng có thể nói bao gồm các chuyển động kéo nối tiếp nhau.

Nếu thật sự làm chủ được tay lái và tốc độ xe khi vào cua thì không nhất thiết phải nắm vô-lăng ở vị trí chuẩn quy định. Nếu tính được góc độ quay vô- lăng cần thiết; nên chọn vị trí nắm của 2 tay thật hợp lý để khi vào cua; khi đòi hỏi sự tập trung cao và quay vô-lăng chính xác, cả 2 tay sẽ đều thao tác nhanh nhất.

Nguồn: danhgiaxe.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *