Động vật nhai lại là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu
Tôi thường hay chia sẻ với bạn mình như thế này: Trước khi chúng ra đổ lỗi cho những ngành công nghiệp gây nên hiệu ứng biến đổi khí hậu; thì trước tiên hãy dừng ăn thịt bò lại đã.
Thực tế, chính những động vật như bò, cừu, ngựa… mới xác thực là thủ phạm nguy hiểm bậc nhất trong việc phát ra thải khí nhà kính. Trong từng hơi thở và khí thải của bọn chúng chứa một lượng khí metan đáng kể. Mà các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, khí metan này còn nguy hại hơn khí CO2 gấp 25 lần; trong việc trái đất đang bị làm nóng lên. Mặt khác, các hoạt động sống của những loài động vật nhai lại; còn có thể làm cho trái đất nóng lên nhiều gấp 1,5 lần so với mọi hoạt động của con người.
Những dẫn chứng trên đây chỉ là một phần nhỏ trong nhận thức sai lầm của con người; về nguyên nhân của việc biến đổi khí hậu. Do chính sự thiếu hụt thông tin, kèm theo các yếu tố chính trị; và truyền thông đã khiến cho mọi người có cách nghĩ chưa đúng về biến đổi khí hậu.
Những sự thật ít ai biết
Tất nhiên, trái đất hiện nay đang thay đổi, khí hậu quá ấm; bão lũ và hạn hán lan tràn trên khắp các châu lục. Nhưng CO2 liệu có phải nhận hết trách nhiệm về mình. Và hoạt động công nghiệp của con người đóng bao nhiêu phần trăm trong số đó. Rất khó nói! Trong lĩnh vực dự báo thời tiết; các nhà khoa học không thể biết chắc chắn những gì mình nghiên cứu có đúng không.
Trong quá khứ, Trái Đất nhiều lần rơi vào kỷ băng hà trong khi nồng độ khí CO2 tương đương thời điểm hiện đại
Người ta vẫn không giải thích được tại sao trong những năm 1930-1940 nhiệt độ Bắc Cực lại nóng hơn so với ngày nay; mặc dù con người liên tục phát thải khí CO2 ra bầu khí quyển từ đó đến nay. Trong quá khứ, hành tinh chúng ta đã nhiều lần rơi vào kỷ băng hà trong khi nồng độ khí CO2 tương đương thời hiện đại (biến động vào khoảng 200 – 300 ppm). Và còn nhiều dấu hiệu khác nằm trong các lớp trầm tích dưới đáy đại dương đang được các nhà khoa học dần hé mở. Chính chúng sẽ là lưỡi gươm kết liễu giả định sai lầm này.
Hiệu ứng Cánh Bướm, lớp sương mờ của khoa học
Không ít người đã nghe qua về Hiệu ứng Cánh Bướm. Liệu con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas? Câu trả lời là có, và nó hoàn toàn chính xác với ngành dự báo khí tượng. Trong cuốn sách “Siêu Kinh Tế Học hài hước”; Steven D. Levitt và Stephen J. Dubner đã chỉ ra rằng có rất nhiều thứ có thể ảnh hưởng tới sự nóng lên toàn cầu.
Trước hết phải hiểu rằng bản chất của sự nóng lên toàn cầu; chính là việc lưu giữ nhiệt lượng trên bền mặt trái đất và khí quyển nhiều hơn bình thường. Nếu dựa trên tính chất lý học, sự phản quang và vô số các yếu tố đang có trên mặt đất để đánh giá. Thì các hạt bụi, các giọt nước, thậm chí màu sắc của lá cây cũng có thể ảnh hưởng. Và đương nhiên sự thất thường của biển cả; hoạt động của mặt trời cùng những đợt phun trào núi lửa chiếm phần không nhỏ trong đó.
Tuy nhiên, có không ít người đã sớm nhận ra câu chuyện về khí CO2 chỉ là trò bịp bợm của một vài cá nhân. Tiêu biểu trong số đó là chính quyền Mỹ dưới thời tổng thống Trump. Vì sự thật này, họ đã không hèn nhát trước búa rìu dư luận mà thẳng thừng từ chối các thỏa thuận bất lợi cho quốc gia của mình.
Vậy đâu mới là nguyên nhân thật sự
Thực tế chỉ ra rằng, Thiên nhiên luôn biết cách cân bằng tất cả mọi thứ. Những chu trình phức tạp của sinh quyển luôn giúp cân bằng; những yếu tố bất bình thường trong nội bộ chính nó bằng cách này hay cách khác. Vì vậy một số nhà khoa học đưa ra luận điểm rằng việc đi tìm nguyên nhân hay thủ phạm cho những vận động của tự nhiên là vô nghĩa.
Có lẽ điều này không hoàn toàn đúng, và nó dường như thể hiện sự bất lực của Khoa Học; trước các vấn đề nan giải của tự nhiên, mà Biến Đổi Khí Hậu chỉ là một trong số đó. Và khi mà các nhà khoa học không thể dựa dẫm vào một cơ sở duy lý để biện bạch cho thực tại đang diễn ra. Chúng ta vẫn còn một hướng trả lời khác, bất ngờ, nhưng không phải không khả thi.
Nguồn: www.dkn.tv