Cùng tìm hiểu về thuật ngữ Subdomain

2,283

Đối với những nhà quản trị web hay những nhà kinh doanh thì thuật ngữ Subdomain không còn xa lạ với họ. Đây là một khái niệm cơ bản mà bất kỳ ai muốn tìm hiểu về website. Vậy bạn đã biết Subdomain là gì? Tại sao lại thu hút được nhiều sự quan tâm như vậy? Chúng có ý nghĩa gì đối với SEO? Để giúp các quý đọc giả hiểu rõ hơn về những vấn đề trên hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Khái niệm subdomain là gì?

Với những người trong ngành thì dễ dàng am hiểu thuật ngữ này. Tuy nhiên đối với những người mới, dân không chuyên thì đây là phạm trù đầy mới mẻ. Thực chất thuật ngữ subdomain chỉ là tên miền của trang web mà người viết muốn đưa thông tin sản phẩm vào. Nhờ có miền này mà giúp quá trình quản lý website được thuận lợi hơn.

Subdomain là gì?

Khi nào nên sử dụng subdomain?

Không phải lúc nào cũng nên sử dụng, vì mỗi thời điểm sử dụng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình marketing. Vì vậy subdomain chỉ nên được sử dụng trong một số trường hợp sau.

Thời điểm sử dụng subdomain cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch marketing. Vì thế, bạn nên sử dụng subdomain trong những trường hợp sau:

Khi sản phẩm mới được đưa ra thị trường: Khi doanh nghiệp đưa ra một sản phẩm mới để thu hút thêm những đối tượng khách hàng khác. Việc tạo ra một trang mới có nội dung phù hợp là điều không thể tránh khỏi.

Như vậy, subdomain là gì trong trường hợp này? Nó là công cụ để bạn tạo một trang web mới, hỗ trợ tạo nên một chiến dịch quảng cáo. Khi chiến dịch có hiệu quả cao, bạn mới tiến hành xây dựng web để tiết kiệm chi phí.

Giúp quản lý các trang web của doanh nghiệp dễ dàng hơn. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều sản phẩm cho nhiều đối tượng khác nhau. Do vậy việc xây dựng web có thể gặp khó khăn và cản trở.

Sử dụng subdomain giúp các ngành nghề được tách riêng, dễ dàng quản lý hơn cho doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu và quảng cáo hiệu quả hơn.

Cấu tạo của subdomain
Cấu tạo của subdomain

Những lợi ích của subdomain là gì cho doanh nghiệp

Sử dụng subdomain mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, trong đó có thể kể đến như:

Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư: Là công cụ hoàn toàn miễn phí, do đó việc xây dựng các trang web trở nên tiết kiệm hơn. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng nhiều trang web khác nhau để mang lại hiệu quả cao.

Xây dựng được trang web cho một đối tượng phù hợp. Trang web mới với những nội dung, sản phẩm phù hợp cho từng nhóm đối tượng. Chi phí để tạo tên miền là hoàn toàn miễn phí khi sử dụng subdomain.

Tạo giao diện phù hợp điện thoại cho website.

Tách riêng từng sản phẩm để phát triển quy mô sản phẩm và quản lý dễ dàng hơn.

Một số lưu ý khi xây dựng subdomain bạn cần biết

Để mang lại hiệu quả tối đa cho trang web khi xây dựng subdomain, tránh mắc phải sai lầm. Bạn cần lưu ý một số điều sau đây khi sử dụng tên miền phụ cho web chính.

Việc quản trị trang web sẽ tốn nhiều công sức hơn: Việc tách các sản phẩm và các đối tượng khách hàng khác nhau đòi hỏi khả năng quản trị web cao.

Subdomain có thể bị giả mạo nên các doanh nghiệp cần chú ý và quản lý kỹ càng. Khi một subdomain bị tố cáo thì những cái còn lại cũng sẽ bị nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý và xây dựng trang web.

Bạn có thể tạo nhiều subdomain cho doanh nghiệp, tuy nhiên chúng có thể gây ảnh hưởng đến SEO. Do vậy, chỉ nên lập số lượng phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả của việc sử dụng subdomain.

Các website khác nhau sẽ mang đến những trải nghiệm khác nhau, dẫn đến hình ảnh thương hiệu thiếu sự nhất quán.

Với thông tin trên, bạn sẽ biết được subdomain là gì và sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Hãy tận dụng tối đa lợi ích của subdomain, tuy nhiên không nên quá lạm dụng để mắc phải những sai lầm không đáng có. Cập nhật những kiến thức mới nhất về SEO.

Nguồn: cachthietkeweb.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *