Cùng chung tay xây dựng một môi trường biển xanh sạch đẹp

1,575

Hiện trạng môi trường biển bị ô nhiễm ở nước ta, với nguyên nhân là do rác thải nhựa liên tục gia tăng; điều này đã gây ra những ảnh hưởng lớn với hệ sinh thái, sinh vật và cả sức khỏe của người dân thời gian qua. Nguyên nhân chính là do các nguồn thải trên bề mặt đất liền; và các nguồn chất thải trên biển. Thêm vào đó, khả năng quản lý, thu gom, xử lý chất thải còn bị hạn chế; nhưng quan trọng nhất là ý thức bảo vệ môi trường biển của người dân chưa cao.

Theo thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT); thì rác thải nhựa chiếm chủ yếu từ 50% đến 80% lượng rác thải biển. Ngày nay, Việt Nam là nước được đánh giá là một trong các nước có lượng chất thải xả thẳng ra biển; đứng thứ tư trên thế giới, với sản lượng khổng lồ khoảng từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn/năm (bằng 6% tổng chất thải nhựa được thải ra môi trường biển biển của thế giới). Theo các chuyên gia, ở Việt Nam nguồn thải chính là do các hoạt động vận tải trên biển; như đánh bắt và cả sự cố thiên nhiên hoặc do các hoạt động khác.

Ngành du lịch biển phát triển

Khách du lịch xả rác bừa bãi ra biển
Khách du lịch xả rác bừa bãi ra biển

Mặt khác, trong những năm qua, ngành du lịch biển phát triển mạnh mẽ; mỗi năm thu hút hàng trăm triệu lượt khách du lịch trong nước và nước ngoài. Vì vậy, khối lượng chất thải nhựa do khách du lịch thải ra các khu du lịch biển Việt Nam năm 2020; dự báo khoảng hơn 206 nghìn tấn, trong đó gần 40% xả ra biển. Nhiều bãi biển đẹp như Vịnh Hạ Long, tại một số đảo như Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Cù Lao Chàm…; đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, nhất là lượng rác thải nhựa ngày một gia tăng.

Đáng lo ngại, chất thải nhựa có kích thước micro (nhỏ, < 5 mm) hình thành trong quá trình sản xuất; hoặc phân mảnh vật liệu nhựa; tồn tại dưới dạng vật chất lơ lửng và trong trầm tích đáy biển rất khó phân hủy; dễ dàng được tích lũy trong chuỗi thức ăn sinh vật; gây ra những tác động đáng kể tới các hệ sinh thái biển. Các loại chất thải nhựa có kích thước lớn như lưới; ngư cụ trôi nổi trên biển còn gây hại nghiêm trọng cho các sinh vật biển khi chúng bị mắc kẹt; giảm năng suất đánh bắt thủy sản và gây những tác động đến hệ sinh thái biển khác…

Đẩy mạnh năng lực quản lý

Thứ trưởng TN và MT Lê Minh Ngân cho biết; với vai trò là cơ quan quản lý trong lĩnh vực TN và MT, Bộ TN và MT; đã chủ động thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải NĐD đến năm 2030 trong toàn ngành; với mục tiêu tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức; thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải NĐD.

Đẩy mạnh công tác thu gom, phân loại; xử lý và kiểm soát các nguồn thải nhựa từ đất liền ra biển; từ các hoạt động trên biển, hải đảo. Trên cơ sở đó, đề xuất, phối hợp các địa phương ven biển; xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình phân loại chất thải; rác thải nhựa tại nguồn ở một số khu kinh tế, khu đô thị; khu công nghiệp và khu chế xuất ven biển…

Chú trọng tuyên truyền

Chiến dịch thu gom rác
Chiến dịch thu gom rác

Hiện tại, Bộ TN và MT đang chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải NĐD; trong đó tập trung hoàn thiện, xây dựng mới hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường, chuẩn quốc gia phục vụ rác thải NĐD; xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất; sử dụng các sản phẩm xanh, tái chế và thân thiện với môi trường. Duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế; chủ động phối hợp trong việc kiểm soát; quản lý rác thải NĐD và triển khai các sáng kiến của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về quản lý rác thải NĐD…

Các chuyên gia lĩnh vực môi trường biển cũng đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, nhất là chính quyền các địa phương; có biển cần tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào, chiến dịch thu gom; làm sạch bãi biển quy mô quốc gia, địa phương và cộng đồng cư dân ven biển ít nhất mỗi năm hai lần.

Nguồn: www.moit.gov.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *